Chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones (DJIA) còn có tên gọi khác Dow 30, là chỉ số thị trường của 30 cổ phiếu lớn đang giao dịch trên sàn chứng khoán New York (NYSE) và Nasdaq. Chỉ số được gọi là Dow Jones và do Charles Dow sáng lập ra vào năm 1896.
Đặc điểm chính
- Chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones được sử dụng phổ biến tại Mỹ để theo dõi biến động cổ phiếu Blue Chips.
- Chỉ số DJIA là chỉ số giá trung bình theo dõi biến động 30 cổ phiếu niêm yết lớn nhất đang giao dịch trên sàn chứng khoán New York và Nasdaq
- Chỉ số này do Charles Dow lập nên vào năm 1986, được sử dụng như hàn thử biểu cho nền kinh tế Mỹ.
Tìm hiểu về chỉ số Dow Jones
Chỉ sớ DJIA là chỉ số thị trường lâu đời thứ hai của Mỹ, sau chỉ số vận tải trung bình Dow Jones. Chỉ số này được tạo ra nhằm theo dõi biến động của nền kinh tế Hoa Kỳ. Thường được sử dụng với tên viết tắt Dow, chỉ số DJIA là một trong những chỉ số được sử dụng phổ biến để theo dõi biến động của thị trường chứng khoán. Dù danh mục của chỉ số DJIA gồm nhiều cổ phiếu, tuy vậy, phần lớn là những cổ phiếu lớn và có lợi nhuận ổn định.
Khi được lập ra vào năm 1896, chỉ số này chỉ gồm 12 công ty. Những công ty này bao gồm ngành công nghiệp, đường sắt, gas, đường, thuốc lá, dầu.
Vào những năm đầu thế kỷ 20, tình hình hoạt động của những công ty công nghiệp gắn liền với mức tăng trưởng của nền kinh tế, phản ánh sự gắn kết giữa biến động của chỉ số DJIA và nền kinh tế nói chung. Thậm chí cho đến ngày hôm nay, nhiều nhà đầu tư vẫn sử dụng DJIA như hàn thử biểu của nền kinh tế, khi DJIA tăng trưởng ổn định đồng nghĩa với sự ổn định của nền kinh tế và ngược lại.
Khi kinh tế thay đổi, thì cơ cấu danh mục của DJIA cũng đổi theo. Danh mục này có thể giảm xuống khi hoạt động của hoạt động của Công ty không còn có liên quan đến xu hướng của nền kinh tế, mà sẽ được thay thế bời công ty có hoạt động liên quan chặt chẽ hơn với nền kinh tế.

Một công ty có vốn hóa thị trường giảm do hoạt động tài chính cũng có thể bị loại ra khỏi danh mục cơ cấu chỉ số. Vốn hóa thị trường là phương pháp đánh giá giá trị công ty bằng phép nhân giữa giá cổ phiếu và số lượng cổ phiếu lưu hành.
Cổ phiếu có giá thị trường cao hơn sẽ đóng vai trò lớn hơn trong cơ cấu danh mục của chỉ số. Do vậy, sự biến động về giá sẽ ảnh hưởng lớn hơn đến sự biến động của chỉ số.
Thành phần của chỉ số DJIA
Chỉ số Dow thường được đánh giá định kỳ để thay thế những công ty không còn đáp ứng yêu cầu của chỉ số. Từ năm 1928, danh mục chỉ số tăng lên 30 công ty và cơ cấu danh mục thay đổi nhiều lần kể từ đó đến hiện tại.
Sự thay đổi đầu tiên là 3 tháng sau khi danh mục 30 công ty được giới thiệu ra công chúng. Vào giai đoạn suy thoái toàn cầu, có nhiều thay đổi trong cơ cấu chỉ số Dow, trong số đó, sự thay đổi lớn diễn ra trong năm 1932 khi có đến 8 cổ phiếu bị loại ra khỏi danh mục.
Vào giai đoạn khủng hoảng tài chính 1997, có 4 cổ phiếu bị loại khỏi danh mục.
Những hạn chế của chỉ số Dow Jones
Rất nhiều chỉ trích nhắm vào chỉ số Dow cho rằng chỉ số này không thể là hàn thử biểu của nền kinh tế Mỹ vì nó chỉ đại diện cho 30 công ty có vốn hóa lớn. Họ tin rằng, số lượng cổ phiếu như vậy là quá nhỏ trong khi bỏ qua nhiều công ty có vốn hóa khác nhau, do vậy, chỉ số tin cậy cho nền kinh tế phải là S&P 500, vì có 500 công ty trong cơ cấu danh mục.
Ngoài ra, những chỉ trích cũng cho rằng việc chỉ sử dụng giá cổ phiếu trong tính toán không phản ánh chính xác cũng nhự việc sử dụng mức vốn hóa thị trường. Theo cách này, công ty có mức giá thị trường cao nhưng vốn hóa thị trường thấp sẽ có ảnh hưởng cao hơn công ty có giá thị trường thấp nhưng vốn hóa cao, do vậy không phản ánh chính xác sức khỏe nền kinh tế.