Khối lượng giao dịch là chỉ số phản ánh số lượng giao dịch của một tài sản tài chính trong một giai đoạn nhất định. Đối với chứng khoán, khối lượng chính là số cổ phiếu được giao dịch, còn đối với quyền chọn và hợp đồng tương lai, khối lượng chính là số hợp đồng được chuyển giao. Số liệu và những chỉ số khác sử dụng khối lượng giao dịch có thể tìm thấy trên các biểu đồ giao dịch trực tuyến.
ĐIỂM CHÍNH
- Khối lượng phản ánh số luộng cổ phiếu mua bán, hoặc hợp đồng trao tay đối với sản phẩm tương lai hay quyền chọn
- Khối lượng có thể là chỉ số phản ánh sức mạnh thị trường, một thị trường được coi là mạnh và bền vững khi khối lượng giao dịch tăng.
- Khi giá giảm, khối lượng tăng, thị trường chuyển từ trạng thái tăng sang giảm.
- Khi giá đạt mức cao mới mà khối lượng giảm, đây là lúc chuẩn bị có sự đảo chiều.
- Chỉ số Cân bằng khối lượng và chỉ số Kinger là những công cụ biểu đồ sử dụng khối lượng
Hướng dẫn sử dụng Khối lượng
Khi phân tích khối lượng, thông thường có những hướng dẫn để do lường mức độ dao động mạnh hay yếu. Là trader, chúng ta thường có xu hướng tham gia thị trường khi biến động mạnh và đứng ngoài khi thị trường yếu – hoặc quan sát để nhảy vào thị trường theo chiều hướng ngược lại.
1.Xác nhận xu hướng
2.Khối lượng và giá trị thay đổi bất thường
Khi thị trường tăng nóng hay giảm nóng, chúng ta có thể dể dàng thấy những thay đổi bất thường. Có thể là sự thay đổi mức trần hay sàn của giá cổ phiếu với khối lượng tăng đột biến, phản ánh xu hướng thị trường sắp kết thúc.Nhà đầu tư chờ đợi và sợ lỡ cơ hội mua cổ phiếu, dẫn đến việc đẩy lệnh mua liên tục đẩy thị trường đạt đỉnh.
Khi thị trường đạt đáy, giá giảm mạnh và nhà đầu tư tranh bán, thị trường biến động mạnh và khối lượng giao dịch tăng. Sau đó, khối lượng sẽ sụt giảm trở lại, việc xác định khối lượng giao dịch trong những ngày, tuần hay tháng tiếp theo sẽ được phân tích bởi các hướng dẫn về khối lượng khác.
3.Dấu hiệu thị trường tăng (bullish sign)
4.Khối lượng và giá đảo chiều
5.Khối lượng và cảnh báo giá vs cảnh báo giá giả
Trong lần phá vỡ giá lần đầu, khối lượng giao dịch tăng phản ánh lực đang thanh đổi thị trường. Sự thay đổi nhỏ trong khối lượng giao dịch hoặc khối lượng giảm trong đợt vỡ giá phản ánh thị trường thiếu tính thanh khoản, và có thể đây là tín hiệu phá vỡ giá sai.
6.Khối lượng trong quá khứ
Ba chỉ số khối lượng
Chỉ số khối lượng là những công thức toán học được sử dụng phổ biến trong những công cụ biểu đồ. Mỗi chỉ số sử dụng những công thức khác nhau, và nhà kinh doanh chứng khoán sẽ lựa chọn những chỉ số phù hợp nhất.
Các chỉ số không phải là yếu tố quyết định tất cả, nhưng chúng giúp việc quyết định dễ hơn. Có nhiều chỉ số tín hiệu khối lượng, và những chỉ số sau là ví dụ cho việc chỉ số khối lượng được sử dụng như thế nào.
1.Khối lượng cân bằng
2. Chaikin Money Flow
Giá tăng thường kéo theo khối lượng giao dịch tăng, chỉ số Chaikin Money Flow tập trung vào gia tăng khối lượng khi giá kết thúc kỳ tăng hoặc giảm trong ngày giao dịch, và sẽ tính giá trị sức mạnh tương quan.
Khi giá đóng cửa thấp hơn, giá trị sẽ âm. Chỉ số Chaikin Money Flow có thể sử dụng như công cụ tín hiệu ngắn hạn do nó dao động nhưng được sử dụng rộng rãi để theo dõi tính phân kỳ.
3.Klinger Oscillator
Kết luận
Khối lượng là công cụ phổ biến để nghiên cứu xu hướng,và có nhiều cách để sử dụng. Những hướng dẫn cơ bản có thể được sử dụng để nhận biết thị trường yếu hay mạnh.Các chỉ số khối lượng đôi khi giúp các quyết định được thực hiện nhanh hơn. Và thực tế, trong khi khối lượng không hoàn toàn là công cụ chính xác, các tín hiệu mua và bán đôi khi dựa trên các yếu tố như giá, khối lượng và chỉ số khối lượng.